VÌ SAO SINH VIÊN KHỐI NGHÀNH STEM ĐƯỢC Ở LẠI MỸ 3 NĂM

VÌ SAO SINH VIÊN KHỐI NGHÀNH STEM ĐƯỢC Ở LẠI MỸ 3 NĂM


Khi nói đến ngành kỹ thuật thì chúng ta không thể không nhắc đến những tập đoàn lớn ở Mỹ và có mặt khắp toàn cầu: IBM, Apple, Microsoft, General Motors (GM), Amazon… Đối với những bạn đam mê về kỹ thuật, khoa học thì sứ xở cờ hoa luôn là điểm để các bạn khám phá, tìm tòi và phát triển nghề nghiệp.

Tại sao 90% các tập đoàn lớn trên thế giới lại đều nằm ở Mỹ? Những tài năng về công nghệ là người Mỹ hay từ các quốc gia khác trên thế giới? Chúng ta cùng xem chính sách thu hút nhân tài của Mỹ nhé.

Nhờ chính sách di dân rộng rãi mà Mỹ đã thu hút được những nhà khoa học nổi tiếng. Trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai và Chiến tranh lạnh, Mỹ đã thu nhận nhiều nhân tài từ những nước khác, đặc biệt từ Âu Châu khi nhiều người trốn tránh chế độ Phát xít và Cộng sản. Nhà Vật lý và Triết gia Albert Einstein, từng mang nhiều quốc tịch khác nhau: Wurttenberg, Thụy Sĩ, Áo, và Đức. Trong một chuyến viếng thăm nước Mỹ vào năm 1933, là một người theo đạo Do Thái, ông quyết định không trở lại Đức khi Adolf Hitler lên làm tổng thống để trốn tránh chế độ Nazi. Albert Einstein trở thành công dân Mỹ vào năm 1940. Kỹ sư Không gian gốc Đức Wernher von Braun định cư tại Hoa Kỳ sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt ở Âu châu. Khoa học gia Điện toán gốc Nga Sergey Mikhaylovich Brin di dân đến Mỹ vào năm 1979 khi mới 6 tuổi. Gần 20 năm sau, ông cùng với bạn học cũ Larry Page ở Stanford University thành lập công ty Google.

Mỹ coi trọng đào tạo, phát hiện và tìm tòi nhân tài: Năm 1958 sau khi Liên Xô lần đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo, Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật Giáo dục Quốc phòng về hỗ trợ ngân sách nhà nước nhằm đẩy mạnh đào tạo sinh viên các ngành nghiên cứu cơ bản, phát hiện và phát triển nhân tài, trong đó có khẳng định: “Không một sinh viên tài năng nào phải từ bỏ học đại học chỉ vì không đủ tiền trang trải các chi phí cho việc học tập”. Với hơn 4.00 trường đại học, cao đẳng, Mỹ đảm bảo cho mọi người dân có nhu cầu đều có thể tham gia vào các chương trình đào tạo ở các bậc học khác nhau và hiện ở Mỹ có khoảng 78% dân số tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Trong giáo dục đại học ở Mỹ, tính cạnh tranh giữa các trường là rất khốc liệt. Nếu sinh viên vào được các trường đại học tốt, nổi tiếng và học giỏi, cơ hội có việc làm sẽ tăng lên rất nhiều. Cùng với việc đầu tư từ ngân sách nhà nước cho đào tạo nhân lực thì Mỹ còn huy động được nhiều nguồn đầu tư từ các tổ chức trong xã hội để sinh viên nghiên cứu. Chính nhờ những chính sách phát triển giáo dục mà nước Mỹ ngày nay có một hệ thống giáo dục đại học đạt trình độ tiên tiến bậc nhất thế giới và đào tạo được rất nhiều nhân tài cho nước Mỹ và cho toàn thế giới. Phần lớn các nhà khoa học đạt giải thưởng Nobel về khoa học trong những thập niên gần đây đều tập trung ở Mỹ.

Tính đến năm 2022 Mỹ đang thiếu nguồn lực đáng kể trong khối ngành kỹ thuật. Các công ty luôn mở cửa chào đón các kỹ sư với mức lương cùng chính sách đãi ngộ tốt với mong muốn ngày càng làm ra được nhiều sản phẩm tiện ích và cải thiện đời sống của con người.

TOP 5 ngành học đang đươc trả mức lương cao

  • Kỹ sư phần mềm với mức lương trung bình: $103,560/ năm và mức độ tăng trưởng +24% đến năm 2020
  • Kỹ sư Y sinh với mức luowg trung bình: $88.000/năm
  • Kỹ sư dầu khí vơi mức lương trung bình: $132.320/năm
  • Kỹ sư dân dụng với mức lương trung bình: $84.770/năm
  • Kỹ sư môi trường với mức lương trung bình: $86.800/năm

Bảng nhu cầu nhân lực và mức lương trung bình của các ngành khối STEM tính đến 2022

Occupation Median annual wage

 

May 2013

Employment Numbers Typical entry-level education
2012 Projected 2022
Petroleum engineers $132,320 38,500 48,400 Bachelor’s degree
Architectural and engineering managers** $128,170 193,800 206,900 Bachelor’s degree
Computer and information systems managers** $123,950 332,700 383,600 Bachelor’s degree
Natural science managers** $116,840 51,600 54,500 Bachelor’s degree
Astronomers $110,450 2,700 2,900 Doctoral or professional degree
Physicists $110,110 20,600 22,700 Doctoral or professional degree
Computer and information research scientists $106,290 26,700 30,800 Doctoral or professional degree
Computer hardware engineers $104,250 83,300 89,400 Bachelor’s degree
Aerospace engineers $103,870 83,000 89,100 Bachelor’s degree
Mathematicians $102,440 3,500 4,300 Master’s degree
Nuclear engineers $101,600 20,400 22,300 Bachelor’s degree
Software developers, systems software $101,410 405,000 487,800 Bachelor’s degree
Chemical engineers $95,730 33,300 34,800 Bachelor’s degree
Computer network architects* $95,380 143,400 164,300 Bachelor’s degree
Engineering teachers, postsecondary $94,460 42,500 47,500 Doctoral or professional degree

Công Ty Tư Vấn Du Học Phong Vân

Trụ sở chính: 63D Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

Văn phòng đại diện: 104 Tôn Đức Thắng, Phường 5, TP.Cà Mau

Hotline: 090 8888 516 (Ms.Oanh)

Điện thoại: (+84)28 6660 2319 – 6678 0892

Website: duhocphongvan.com

Email: phongvanduhoc2@gmail.com